Tìm kiếm

Ăn theo vụ Mỹ Linh và Phủ Thành Chương

Rừng phòng hộ ở Sóc Sơn quan trọng ra sao mà gần đây tần suất xuất hiện các bài báo liên quan đến biệt phủ Thành Chương và biệt thự của gia ...

Rừng phòng hộ ở Sóc Sơn quan trọng ra sao mà gần đây tần suất xuất hiện các bài báo liên quan đến biệt phủ Thành Chương và biệt thự của gia đình ca sỹ Mỹ Linh lại nổi như cồn vậy?

Thứ Sáu lại đến rồi và cuối tuần có lẽ cũng cần một cái gì đó giải trí vui vui, đặc biệt có chút viễn thám - GIS a dua theo.

Hình ảnh được chiết xuất từ Google Earth


Báo 24h ngày 17/10/2018 có bài "Cận cảnh rừng phòng hộ Sóc Sơn bị xẻ thịt hàng ngày", trong đó có hẳn một clip lấy từ Dân Việt sử dụng flycam bay qua bay lại khu vực nóng. Bài đăng có thể xem tại đây: https://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/clip-can-canh-rung-phong-ho-soc-son-bi-xe-thit-tung-ngay-c46a997927.html



Trước đó, tờ báo này cũng đã đăng bài trả lời của Phó chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn khi ông này lấp lửng nói sẽ có câu trả lời chính thức sau vài ngày (Huyện Sóc Sơn nói gì về khu đất biệt thự 1,3 ha của ca sĩ Mỹ Linh - https://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/huyen-soc-son-noi-gi-ve-khu-dat-biet-thu-13-ha-cua-ca-si-my-linh-c46a997779.html).

Báo Zing còn công phu cử phóng viên đến tận nơi làm một bài chi tiết về các khu nghỉ dưỡng xung quanh khu vực rừng phòng hộ, trong đó hình ảnh minh họa cho thấy rất nhiều khu nghỉ dưỡng đã mọc lên trong những năm qua (https://news.zing.vn/toan-canh-nha-ca-si-my-linh-va-cac-khu-nghi-duong-giua-rung-phong-ho-post884978.html).

Trên đây chỉ là số ít các tờ báo online đã cử phóng viên viết bài hoặc đăng lại của các báo khác về tình trạng xây dựng trên đất rừng phòng hộ. Nếu Google một chút thôi với từ khóa "biệt thự mỹ linh", người đọc có thể thấy khoảng 31 triệu kết quả trả về. Thật là một con số ấn tượng, tương xứng với một người nổi tiếng.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là liệu khái niệm rừng phòng hộ ở đây có thực sự xác đáng với một vùng gần như bằng phẳng, xen lẫn mấy quả núi thấp chòi thụt, xung quanh dân cư thưa thớt và chẳng bao giờ có chuyện lũ quét hay sạt lở đất. Nhìn trên hình ảnh 3D sau của Google có thể nhận ra điều đó.

Hình ảnh 3D khu vực Phủ Thành Chương và biệt thự gia đình Mỹ Linh


Đành rằng nó vẫn là rừng phòng hộ nhưng có lẽ nó chẳng quá quan trọng như cái tên mà nó được đặt ra từ lúc khai sinh tới giờ.

Theo Wikipedia, khái niệm rừng phòng hộ được chú trọng đến loại rừng "được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường, hạn chế xâm nhập mặn, chắn cát..." (https://vi.wikipedia.org/wiki/R%E1%BB%ABng_ph%C3%B2ng_h%E1%BB%99).

Nên chăng loại rừng phòng hộ này được "đặc cách" chuyển sang đất du lịch, nghỉ dưỡng hoặc đuối lắm thì chuyển sang thể loại "rừng sản xuất"?

Công nghệ viễn thám cũng tham gia bàn tán bằng cách trưng diện bộ mặt của khu vực với series ảnh từ năm 2009 tới 2018. Nhìn qua các năm có thể thấy diện tích nhà ở mới được xây dựng đã phát triển như nấm sau mưa. Có điều lạ là từ trước tới giờ, tại các khu vực này chỉ toàn trồng cây ăn quả, sau đó dần dần chuyển sang đất xây dựng, cây bóng mát và cây cảnh. Nếu việc xây dựng này không làm ảnh hưởng tới xói mòn, sa mạc hóa, gây thiên tai, phá hủy khí hậu và gia tăng xâm nhập mặn thì nên chăng UBND huyện Sóc Sơn cần xem xét biến khu vực thành một nơi du lịch nghỉ dưỡng để nhiều người có công ăn việc làm và nhiều người được tận hưởng hơn một điểm đến cuối tuần thú vị?





Ghi chú: Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.




Xem thêm

0 Comments