Tìm kiếm

Hydro-power stations of the Lower Mekong River basin

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vựa lúa và cũng là nơi tập trung các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Việt Nam đang đứng trước nhiều thách ...

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vựa lúa và cũng là nơi tập trung các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức về nguồn nước. Do nằm ở hạ lưu của lưu vực sông Mekong (LMB) nên theo các nhà khoa học, ĐBSCL có thể phải hứng chịu các rủi ro:


- Thiếu nước về mùa khô.
- Ngập lụt vào mùa mưa.
- Xâm nhập mặn từ cửa biển.
- Sạt lở đất.
- Sụt lún.





"Một trong những nguyên nhân gây ra sạt lở ở ĐBSCL là do các nước trên thượng nguồn sông Mekong gia tăng các hoạt động kinh tế, tập trung vào thủy điện, gây ra hệ lụy tiêu cực đối với hạ lưu", ông Nguyễn Trường Sơn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) nhận định với báo chí.

"Phù sa bị thủy điện ngăn lại sẽ mất đi vĩnh viễn không gì bù đắp được. Khi đó, sụt lún bao gồm cả sụt lún tự nhiên, sụt lún do khai thác nước ngầm, sạt lở, nước biển dâng sẽ đáng sợ hơn rất nhiều”, TS Lê Anh Tuấn nói.

Cùng chung mối lo ngại vói ông Lê Anh Tuấn, chuyên gia về tài nguyên nước Nguyễn Thị Phương Lâm cho biết: “Các đập thượng nguồn ở Trung Quốc đã giữ lại 30% phù sa, đập xây trên dòng chính của Lào và Campuchia sẽ chặn khoảng 5% nữa. Ít nhất 50% đất canh tác ở ĐBSCL sẽ bị tác động do mất phù sa và dinh dưỡng từ các công trình thủy điện.”

“Các dự án phát triển thủy điện làm ngưỡng đói nghèo gia tăng,” TS. Naruepon Sukumasvin, Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Kông Quốc tế cảnh báo. “Sản lượng đánh bắt cá ở hành lang sông Mê Kông sẽ giảm khoảng 1,57 tỉ USD”.  

“Lượng cá trên dòng Mê Kông giảm, trọng lượng cá cũng giảm và ít cá to. Khoảng 60% thành phần loài di cư bị giảm sút. Theo đó xuất khẩu cá da trơn có giá trị hàng tỉ đô la của Việt Nam bị đe dọa, do cá da trơn phụ thuộc nguồn thức ăn là cá trắng di cư,” TS. Naruepon Sukumasvin thông tin thêm. 

"Nó giống như một kiểu đầu hỏng vì bàn tay của gã thợ cắt tóc vô tâm". Đó là cách người dân mô tả về khu rừng nhiệt đới bị xâm chiếm để xây nhà máy thủy điện ở tây nam Trung Quốc.

"Đã quá nhiều nhà máy thủy điện ở Vân Nam, tôi không thể hiểu nổi tại sao chúng ta phải phá hủy thêm nhánh sông này, nhất là khi mà nó là chốn nương náu cuối cùng của các loài động vật dưới nước dọc theo dòng Mekong", Chen Yinrui, một nhà ngư học nổi tiếng tại tỉnh Vân Nam, nêu ý kiến.

"Một vấn đề quan trọng nữa là sự thay đổi nồng độ ion và các tính chất khác của nước sông do sự giảm lượng bùn ở sông. Tất cả những điều này sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự di cư của cá và các hình thức sinh sản của chúng, thậm chí làm cho một số ngừng sinh sản", ông Liu Yongjun, một nhà sinh vật biển.

“Nhìn chung, tất cả các thủy điện trên lưu vực sông Mekong đều có ảnh hưởng đến vùng ĐBSCL nước ta nhưng những thủy điện trên dòng chính luôn có ảnh hưởng nhiều hơn cả,” PGS, TS. Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Biến đổi khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ.

Rất nhiều ý kiến của các nhà khoa học và quản lý trong và ngoài nước bày tỏ mối lo ngại do việc xây dựng ồ ạt các đập thủy điện tại thượng nguồn sông Cửu Long ở Trung Quốc và Lào. Câu trả lời cho bài toán kinh tế có lẽ rất khó có thể làm thỏa mãn các bên. Ngoài các động lực về kinh tế do nguồn lợi thủy điện đem lại, có lẽ cũng tiềm ẩn vài nguyên nhân sâu xa liên quan đến chính trị và an ninh nguồn nước. Để tìm hiểu rõ hơn về vị trí và số lượng các đập thủy điện khu vực LMB, mời các bạn tham khảo bản đồ dưới đây.

Ghi chú: Nguồn số liệu do Ủy ban Sông Mekong cung cấp năm 2018.







Xem thêm

0 Comments